Mai Hữu Trí là doanh nhân thành công, hiện đang là cổ đông của 53 doanh nghiệp được Hôi Doanh nghiệp Trẻ Đà nẵng mời, anh có chia sẻ:
4 CÁI LÀM TỐT quyêt định sự thành công của Doanh Nghiệp
1. Nhân sự: 20%
2. Tài chính: 15%
3. Chiến lược:15%
4. Triển khai :50%
Bài phỏng vấn của anh trên cafebiz.vn:
Mai Hữu Tín là một cái tên quen thuộc trong giới đầu tư, tài chính Việt Nam. Năm 1998, sau khi trải qua nhiều nghề, từ phiên dịch đến làm thuê cho các tập đoàn đa quốc gia, anh sáng lập Công ty cổ phần Đầu tư U&I ở tuổi 29 với số vốn 200 triệu đồng.
Đến nay, U&I đã đầu tư vào gần 50 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, bất động sản, logistics, dịch vụ, bán lẻ, nông nghiệp, truyền thông…, trong đó có nhiều thương vụ tiếng tăm, như lần mua lại Toàn Mỹ, Giấy Sài Gòn và gần đây là thương vụ mua lại 29 triệu cổ phiếu TFF của Gỗ Trường Thành.
Ngoài ra, anh còn là đại biểu Quốc hội khóa XII và XIII đồng thời là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới. Là người nhẹ nhàng, kín đáo và kiệm lời, Mai Hữu Tín dành cho chúng tôi một buổi trò chuyện thú vị nhưng với những câu trả lời hết sức ngắn gọn.
* Trong buổi chia sẻ về khởi nghiệp, anh có nói quản trị bằng sự yêu thương tốt hơn mọi quy tắc, quy trình. Vậy quản trị yêu thương là thế nào, anh nói rõ hơn?
Mọi tổ chức đều cần có những quy tắc, quy trình cho các hoạt động của mình. Nhưng dù quy trình có hoàn hảo đến đâu mà thiếu đi tình thương, nhất là ở các cấp lãnh đạo cao nhất, thì môi trường làm việc ở những nơi đó sẽ thiếu phần “hồn”. Mọi kỷ luật hay khen thưởng chỉ có giá trị ở một mức độ nào đó. Tình thương mới khiến con người cố gắng nhiều hơn, tự giác hơn, ứng xử với nhau tốt hơn. Vì vậy, quản trị bằng sự yêu thương sẽ cao hơn mọi thứ quy trình, là “chất keo” giúp nhân viên gắn kết và tạo động lực cho mọi người làm việc và sức hút để kéo người khác đi theo mình.
* Vậy làm thế nào để quản trị bằng yêu thương trong một công ty?
- Thì cứ mở lòng ra và… yêu thương thôi.
* U&I thực hiện rất nhiều thương vụ M&A đình đám, nhưng anh nói là mình thích tự xây dựng doanh nghiệp hơn là mua bán, sáp nhập. Vì sao?
- Vì quá trình từ một ý tưởng được triển khai đến khi thành hình một doanh nghiệp ăn nên làm ra luôn thú vị hơn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chứ.
* Khi đầu tư vào một doanh nghiệp đang “hấp hối”, anh có cảm thấy mình trở thành “người hùng” hay phấn khích như khi bắt đầu một chuyến phiêu lưu mới?
- Tôi không có cảm giác nào như vậy cả. Người làm kinh doanh không phải để làm anh hùng, cũng không phiêu lưu được. Ngoài đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận thì việc cứu được một thương hiệu, một đội ngũ lao động và thị phần của một doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng là lúc nhà đầu tư đặt ra cho mình những thử thách về cả trí tuệ lẫn sức khỏe. Lo lắng, hồi hộp là những cảm xúc mà tôi thường gặp hơn, thêm vào đó là sự kiên định và suy tư nữa.
* Từ kinh nghiệm của Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, anh nhận xét thế nào về xu hướng khởi nghiệp hiện nay. Báo chí thường nói là Việt Nam đang trở thành quốc gia khởi nghiệp tương tự như Israel vài năm trước, anh nghĩ sao?
- Tôi không nghĩ như vậy. Việt Nam chưa thể so sánh với Israel về môi trường kinh doanh và nền tảng tri thức nói chung. Điều mà giới khởi nghiệp trong nước cần lúc này là một môi trường kinh doanh thuận lợi. Và khi môi trường khởi nghiệp của Việt Nam thua kém các nước khác thì giới trẻ lựa chọn khởi nghiệp ở nước ngoài cũng là chuyện dễ hiểu.
* Điều gì quan trọng nhất khi khởi nghiệp theo anh?
- Điều quan trọng nhất theo tôi là có thái độ đúng, hiểu rõ những khó khăn phải vượt qua và có đủ kiên nhẫn theo đuổi con đường của mình.
Từng tiếp xúc với không ít nhà khởi nghiệp, anh có ấn tượng gì từ cộng đồng này?
Phần đông trong họ thừa niềm tin vào ý tưởng của mình nhưng thiếu trải nghiệm để có thể đánh giá được ý tưởng đó một cách sâu sắc và toàn diện. Tôi có ấn tượng bởi các bạn có kiến thức sâu sắc về một mảng nào đó, có thái độ tích cực và chấp nhận dấn thân. Thực tế, tôi đã đầu tư vào vài trường hợp khởi nghiệp ấn tượng như vậy.
* Có những tiêu chuẩn nào ở doanh nghiệp anh chọn đầu tư không?
- Tôi thường chọn con người hơn là chọn doanh nghiệp. Ý tưởng kinh doanh và cơ hội cũng quan trọng nhưng con người luôn là yếu tố quyết định nhất. Tôi thường tìm kiếm người giỏi và thuyết phục họ về làm với mình. Một số trường hợp người giỏi đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh mà họ tâm huyết hoặc đang tìm kiếm cơ hội khẳng định mình thì tôi sẽ hỗ trợ họ về tài chính hoặc về chiến lược. Theo tôi, người có kiến thức nền tảng, lại có tâm trong sáng và chịu dấn thân thì dễ thành công.
* Có bao giờ anh chọn nhầm người chưa?
- Có chứ, vì tôi đâu phải thần thánh. Cũng may là tôi chọn đúng nhiều hơn chọn nhầm nên Công ty U&I vẫn hoạt động tốt đến ngày hôm nay.
Với những người muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực đầu tư như anh, anh có lời khuyên gì cho họ?
Hãy tập làm đầu tư bằng tiền của người khác trong mười năm rồi hãy bắt đầu khởi nghiệp. Cần hiểu rõ và xác định các nguy cơ, rủi ro cũng như các cơ hội sẽ đến cho từng ngành nghề mà mình tham gia.
* Anh có tên trong danh sách 200 người giàu nhất Việt Nam, theo Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report) do Công ty nghiên cứu thị trường Knight Frank thực hiện. Anh nghĩ sao về điều này?
- Tôi không biết việc này. Và thật sự là cũng không quan tâm. Sự giàu có về vật chất dễ làm chúng ta thỏa mãn và bỏ quên những giá trị khác. Với tôi, giàu có không chỉ là có nhiều tiền mà còn phải “giàu” về kiến thức, nhiều bạn bè và “giàu” cả những đóng góp cho xã hội. Tôi mong muốn giàu có ở những giá trị khác đó hơn là tiền.
* Theo các tiêu chí này thì nay anh thấy mình đã giàu chưa?
- Tạm chấp nhận được. Và còn phải cố gắng nhiều hơn.
* Theo anh, giáo dục gia đình quan trọng như thế nào đối với con đường đến sự giàu có của chúng ta?
- Giáo dục gia đình là phần tạo ra nền tảng quan trọng nhất cho chúng ta, nâng phần “người” lên nhiều nhất để chuẩn bị cho mỗi người khi bước vào xã hội. Theo tôi, phần này càng được chuẩn bị tốt thì khả năng một người thành công và giàu có sẽ càng cao. Tôi biết ơn cha mẹ vì đã cho tôi một nền tảng giáo dục tốt từ nhỏ. Tôi luôn nhớ lời dặn của cha mình, rằng có rất nhiều việc tôi có thể làm trong đời, nhưng hãy chọn một việc mà tôi nghĩ rằng mình có thể dấn thân và cống hiến trọn đời cho việc đó.
* Và kinh doanh là con đường mà anh chọn để dấn thân và cống hiến cả đời. Lựa chọn con đường này, có bao giờ anh cảm thấy stress không?
- Không doanh nhân nào không bị stress, mỗi người có cách giải tỏa khác nhau. Thiền và thể thao giúp tôi giữ sự cân bằng và thanh thản để chấp nhận được mọi nghịch cảnh và tìm được hướng xử lý các vấn đề khó khăn. Tôi có thời gian thảnh thơi nhờ những đối tác, cộng sự của tôi làm việc tích cực. Công việc của tôi là “bày” việc ra cho người khác làm, và chỉ can thiệp khi việc diễn ra dưới mức trung bình. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho tư duy hoặc… không nghĩ ngợi gì cả.
* Lúc nào thì anh không nghĩ gì?
- Đó là “việc” tôi làm mỗi buổi sáng, một thói quen hình thành từ lúc bắt đầu học võ vào năm 15 tuổi đến nay. Đương nhiên khi thiền định tôi không suy nghĩ gì.
* Nhân đây xin chúc mừng anh vừa đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới…
- Xin cảm ơn chị. Tôi xem đây là trách nhiệm rất lớn, nhưng là cơ hội tốt để góp phần mình vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Nhiều năm qua, các võ sư Vovinam đã làm được rất nhiều việc để quảng bá và phát triển bộ môn võ thuật này. Chúng tôi tham gia hoạt động trong liên đoàn bởi mục đích chung là phát triển Vovinam mạnh mẽ hơn nữa trên toàn thế giới. Tôi tin rằng Vovinam của Việt Nam hoàn toàn có thể sánh vai với Judo của Nhật Bản hay Taekwondo của Hàn Quốc nếu tất cả chúng ta cùng chung tay góp sức. Hiện nay, Vovinam đã hiện diện ở trên 50 quốc gia và chúng ta có thể làm nhiều hơn thế nữa…
* Anh học võ từ sớm có phải do cha mẹ lựa chọn?
- Đúng là có ảnh hưởng của gia đình vì cả họ ngoại nhà tôi đều giỏi võ. Nhờ có võ, tôi tự tin rằng không ai bắt nạt được mình. Người học võ thường phải trải qua thời gian luyện tập gian khổ, thậm chí nhiều đau đớn về thể xác, nên những khó khăn trong cuộc sống đối với họ sẽ nhẹ nhàng hơn. Người có học võ là một lợi thế, vì võ đạo giúp chúng ta giữ bình tĩnh và có sự tập trung tốt hơn.
Cả nhà tôi theo võ cổ truyền, riêng tôi lại học Vovinam. Đây là “hậu quả” của việc nghe theo bạn bè nhưng lại là một may mắn. Vì Vovinam được phát triển từ tinh hoa của võ và vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những gì độc đáo của các môn phái võ thuật khác. Người sáng lập đã đưa ra Vovinam với chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Võ sinh Vovinam thường được rèn luyện về phần “đạo” rất nghiêm khắc, nên họ hiếm khi tỏ ra cao ngạo hay gây ra điều tiếng ảnh hưởng đến môn phái.
* Ngoài vị trí cao trong Liên đoàn Vovinam, anh còn được nhiều người biết đến là một “ông nghị” với những phát ngôn thẳng thắn như: “Giao thương với Trung Quốc, chúng ta đang mặc cái “áo giáp rách” và cái áo này ngày càng rách hơn”… Anh nghĩ sao về ý kiến cho rằng người làm kinh doanh như anh thường tránh tham gia chính trường?
- Đúng là người làm kinh doanh thường không thích tham gia chính trường. Tôi cũng không cho việc góp tiếng nói đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam tốt đẹp hơn là làm chính trị. Những phát biểu của tôi trước quốc hội khá quyết liệt, nhưng đó là tiếng nói mang tính đóng góp, xây dựng chứ không đả kích, chống đối ai cả.
* Vậy tại sao anh không tiếp tục sau hai nhiệm kỳ?
- Vì việc này mất quá nhiều thời gian nếu làm nghiêm túc. Tôi cần có đủ thời gian cho việc của U&I. Hơn nữa, ngoài tiếng nói của tôi thì còn rất nhiều tiếng nói có giá trị khác trong cộng đồng doanh nghiệp. Nếu cứ nghe mãi một tiếng nói của tôi thì thật là nhàm chán!
Còn tiếng nói của người chồng, người cha trong gia đình thì sao?
- Ở nhà vợ tôi là sếp. Tôi may mắn có được một người phụ nữ hết lòng với chồng con lẫn hai bên gia đình. Cả đời tôi hầu như chỉ có hai việc chính là đi học và đi làm. Việc nuôi dạy con cũng do vợ tôi đảm nhiệm là chính. Mà ngay cả việc này vợ tôi cũng đảm đương quá tốt nên tôi cũng không phải giải quyết vấn đề nào nghiêm trọng của con cái cả.
* Anh từng nói đời anh có rất nhiều may mắn, vậy ngoài may mắn lấy vợ đảm đang và chu đáo, anh còn có những may mắn nào khác?
- May mắn nữa là khi còn trẻ, tôi vừa được đi làm kiếm tiền, vừa được đi học. Thời tôi còn là sinh viên ngoại ngữ năm thứ ba, do hoàn cảnh khó khăn nên tôi phải bỏ học giữa chừng để đi làm. Tôi được tuyển dụng làm thông dịch viên cho Công ty Xuất nhập khẩu Sông Bé. Sau đó, tôi được tạo điều kiện đi học vào buổi tối. Việc vừa học vừa làm không mấy khó khăn, tôi nghĩ ai cũng làm được, không chỉ riêng tôi.
* Được biết, từng nhận được học bổng Eisenhower, anh đã học được gì về các chính sách kinh tế độc lập và chính sách nông nghiệp của Mỹ?
- Tôi quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn. Điều gì đã giúp cho nông nghiệp Mỹ với 1,5% dân số mà thừa sức nuôi cả đất nước đồng thời vẫn còn “dư” để xuất khẩu khắp thế giới với giá trị cạnh tranh cao dù phải chịu chi phí vận chuyển rất lớn. Từ đó, tôi mãi trăn trở về nông nghiệp Việt Nam. Chúng ta có nhiều lợi thế, vì sao không thể phát triển? Tôi cũng có tham gia đầu tư vào nông nghiệp, từ những kinh nghiệm góp nhặt được trong những năm qua…
* Mô hình nông nghiệp anh đang đầu tư là gì? Anh nói anh đang kinh doanh xuất khẩu chuối, xin anh chia sẻ nhiều hơn về việc này?
- Chúng tôi cố gắng thử nghiệm vài mô hình sản xuất nông nghiệp bằng ứng dụng công nghệ trên quy mô lớn, tổng diện tích đang triển khai của chúng tôi khoảng 2.000ha. Chúng tôi là đối tác độc quyền của Dole, công ty chuối lớn nhất thế giới, nên việc trồng và xuất khẩu chuối là đương nhiên.
* Vậy lần cả nước “giải cứu” chuối, anh có tham gia không?
- Khi chiến dịch “giải cứu” chuối diễn ra ở Đồng Nai, tôi rất muốn giúp nông dân, nhưng không mua được trái chuối nào cả, vì họ canh tác nhỏ lẻ, chất lượng không bảo đảm. Giải pháp của tôi không phải giúp từng người nông dân nhỏ lẻ sống trên mảnh ruộng của mình. Điểm bất lợi của các vùng trồng chuối tại Việt Nam là không có diện tích đủ lớn, nên không thể áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiệu quả để có đủ khả năng cạnh tranh được. Nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều lợi thế, nhưng nếu chúng ta không tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp được thì mãi mãi chúng ta không thể cạnh tranh với Mỹ hay bất cứ thị trường nào trên thế giới.
4 CÁI LÀM TỐT quyêt định sự thành công của Doanh Nghiệp
1. Nhân sự: 20%
2. Tài chính: 15%
3. Chiến lược:15%
4. Triển khai :50%
Bài phỏng vấn của anh trên cafebiz.vn:
Mai Hữu Tín là một cái tên quen thuộc trong giới đầu tư, tài chính Việt Nam. Năm 1998, sau khi trải qua nhiều nghề, từ phiên dịch đến làm thuê cho các tập đoàn đa quốc gia, anh sáng lập Công ty cổ phần Đầu tư U&I ở tuổi 29 với số vốn 200 triệu đồng.
Doanh nhân Mai Hữu Trí |
Đến nay, U&I đã đầu tư vào gần 50 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, bất động sản, logistics, dịch vụ, bán lẻ, nông nghiệp, truyền thông…, trong đó có nhiều thương vụ tiếng tăm, như lần mua lại Toàn Mỹ, Giấy Sài Gòn và gần đây là thương vụ mua lại 29 triệu cổ phiếu TFF của Gỗ Trường Thành.
Ngoài ra, anh còn là đại biểu Quốc hội khóa XII và XIII đồng thời là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới. Là người nhẹ nhàng, kín đáo và kiệm lời, Mai Hữu Tín dành cho chúng tôi một buổi trò chuyện thú vị nhưng với những câu trả lời hết sức ngắn gọn.
* Trong buổi chia sẻ về khởi nghiệp, anh có nói quản trị bằng sự yêu thương tốt hơn mọi quy tắc, quy trình. Vậy quản trị yêu thương là thế nào, anh nói rõ hơn?
Mọi tổ chức đều cần có những quy tắc, quy trình cho các hoạt động của mình. Nhưng dù quy trình có hoàn hảo đến đâu mà thiếu đi tình thương, nhất là ở các cấp lãnh đạo cao nhất, thì môi trường làm việc ở những nơi đó sẽ thiếu phần “hồn”. Mọi kỷ luật hay khen thưởng chỉ có giá trị ở một mức độ nào đó. Tình thương mới khiến con người cố gắng nhiều hơn, tự giác hơn, ứng xử với nhau tốt hơn. Vì vậy, quản trị bằng sự yêu thương sẽ cao hơn mọi thứ quy trình, là “chất keo” giúp nhân viên gắn kết và tạo động lực cho mọi người làm việc và sức hút để kéo người khác đi theo mình.
* Vậy làm thế nào để quản trị bằng yêu thương trong một công ty?
- Thì cứ mở lòng ra và… yêu thương thôi.
* U&I thực hiện rất nhiều thương vụ M&A đình đám, nhưng anh nói là mình thích tự xây dựng doanh nghiệp hơn là mua bán, sáp nhập. Vì sao?
- Vì quá trình từ một ý tưởng được triển khai đến khi thành hình một doanh nghiệp ăn nên làm ra luôn thú vị hơn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chứ.
* Khi đầu tư vào một doanh nghiệp đang “hấp hối”, anh có cảm thấy mình trở thành “người hùng” hay phấn khích như khi bắt đầu một chuyến phiêu lưu mới?
- Tôi không có cảm giác nào như vậy cả. Người làm kinh doanh không phải để làm anh hùng, cũng không phiêu lưu được. Ngoài đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận thì việc cứu được một thương hiệu, một đội ngũ lao động và thị phần của một doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng là lúc nhà đầu tư đặt ra cho mình những thử thách về cả trí tuệ lẫn sức khỏe. Lo lắng, hồi hộp là những cảm xúc mà tôi thường gặp hơn, thêm vào đó là sự kiên định và suy tư nữa.
* Từ kinh nghiệm của Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, anh nhận xét thế nào về xu hướng khởi nghiệp hiện nay. Báo chí thường nói là Việt Nam đang trở thành quốc gia khởi nghiệp tương tự như Israel vài năm trước, anh nghĩ sao?
- Tôi không nghĩ như vậy. Việt Nam chưa thể so sánh với Israel về môi trường kinh doanh và nền tảng tri thức nói chung. Điều mà giới khởi nghiệp trong nước cần lúc này là một môi trường kinh doanh thuận lợi. Và khi môi trường khởi nghiệp của Việt Nam thua kém các nước khác thì giới trẻ lựa chọn khởi nghiệp ở nước ngoài cũng là chuyện dễ hiểu.
* Điều gì quan trọng nhất khi khởi nghiệp theo anh?
- Điều quan trọng nhất theo tôi là có thái độ đúng, hiểu rõ những khó khăn phải vượt qua và có đủ kiên nhẫn theo đuổi con đường của mình.
Từng tiếp xúc với không ít nhà khởi nghiệp, anh có ấn tượng gì từ cộng đồng này?
Phần đông trong họ thừa niềm tin vào ý tưởng của mình nhưng thiếu trải nghiệm để có thể đánh giá được ý tưởng đó một cách sâu sắc và toàn diện. Tôi có ấn tượng bởi các bạn có kiến thức sâu sắc về một mảng nào đó, có thái độ tích cực và chấp nhận dấn thân. Thực tế, tôi đã đầu tư vào vài trường hợp khởi nghiệp ấn tượng như vậy.
* Có những tiêu chuẩn nào ở doanh nghiệp anh chọn đầu tư không?
- Tôi thường chọn con người hơn là chọn doanh nghiệp. Ý tưởng kinh doanh và cơ hội cũng quan trọng nhưng con người luôn là yếu tố quyết định nhất. Tôi thường tìm kiếm người giỏi và thuyết phục họ về làm với mình. Một số trường hợp người giỏi đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh mà họ tâm huyết hoặc đang tìm kiếm cơ hội khẳng định mình thì tôi sẽ hỗ trợ họ về tài chính hoặc về chiến lược. Theo tôi, người có kiến thức nền tảng, lại có tâm trong sáng và chịu dấn thân thì dễ thành công.
* Có bao giờ anh chọn nhầm người chưa?
- Có chứ, vì tôi đâu phải thần thánh. Cũng may là tôi chọn đúng nhiều hơn chọn nhầm nên Công ty U&I vẫn hoạt động tốt đến ngày hôm nay.
Với những người muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực đầu tư như anh, anh có lời khuyên gì cho họ?
Hãy tập làm đầu tư bằng tiền của người khác trong mười năm rồi hãy bắt đầu khởi nghiệp. Cần hiểu rõ và xác định các nguy cơ, rủi ro cũng như các cơ hội sẽ đến cho từng ngành nghề mà mình tham gia.
* Anh có tên trong danh sách 200 người giàu nhất Việt Nam, theo Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report) do Công ty nghiên cứu thị trường Knight Frank thực hiện. Anh nghĩ sao về điều này?
- Tôi không biết việc này. Và thật sự là cũng không quan tâm. Sự giàu có về vật chất dễ làm chúng ta thỏa mãn và bỏ quên những giá trị khác. Với tôi, giàu có không chỉ là có nhiều tiền mà còn phải “giàu” về kiến thức, nhiều bạn bè và “giàu” cả những đóng góp cho xã hội. Tôi mong muốn giàu có ở những giá trị khác đó hơn là tiền.
* Theo các tiêu chí này thì nay anh thấy mình đã giàu chưa?
- Tạm chấp nhận được. Và còn phải cố gắng nhiều hơn.
* Theo anh, giáo dục gia đình quan trọng như thế nào đối với con đường đến sự giàu có của chúng ta?
- Giáo dục gia đình là phần tạo ra nền tảng quan trọng nhất cho chúng ta, nâng phần “người” lên nhiều nhất để chuẩn bị cho mỗi người khi bước vào xã hội. Theo tôi, phần này càng được chuẩn bị tốt thì khả năng một người thành công và giàu có sẽ càng cao. Tôi biết ơn cha mẹ vì đã cho tôi một nền tảng giáo dục tốt từ nhỏ. Tôi luôn nhớ lời dặn của cha mình, rằng có rất nhiều việc tôi có thể làm trong đời, nhưng hãy chọn một việc mà tôi nghĩ rằng mình có thể dấn thân và cống hiến trọn đời cho việc đó.
* Và kinh doanh là con đường mà anh chọn để dấn thân và cống hiến cả đời. Lựa chọn con đường này, có bao giờ anh cảm thấy stress không?
- Không doanh nhân nào không bị stress, mỗi người có cách giải tỏa khác nhau. Thiền và thể thao giúp tôi giữ sự cân bằng và thanh thản để chấp nhận được mọi nghịch cảnh và tìm được hướng xử lý các vấn đề khó khăn. Tôi có thời gian thảnh thơi nhờ những đối tác, cộng sự của tôi làm việc tích cực. Công việc của tôi là “bày” việc ra cho người khác làm, và chỉ can thiệp khi việc diễn ra dưới mức trung bình. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho tư duy hoặc… không nghĩ ngợi gì cả.
* Lúc nào thì anh không nghĩ gì?
- Đó là “việc” tôi làm mỗi buổi sáng, một thói quen hình thành từ lúc bắt đầu học võ vào năm 15 tuổi đến nay. Đương nhiên khi thiền định tôi không suy nghĩ gì.
* Nhân đây xin chúc mừng anh vừa đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới…
- Xin cảm ơn chị. Tôi xem đây là trách nhiệm rất lớn, nhưng là cơ hội tốt để góp phần mình vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Nhiều năm qua, các võ sư Vovinam đã làm được rất nhiều việc để quảng bá và phát triển bộ môn võ thuật này. Chúng tôi tham gia hoạt động trong liên đoàn bởi mục đích chung là phát triển Vovinam mạnh mẽ hơn nữa trên toàn thế giới. Tôi tin rằng Vovinam của Việt Nam hoàn toàn có thể sánh vai với Judo của Nhật Bản hay Taekwondo của Hàn Quốc nếu tất cả chúng ta cùng chung tay góp sức. Hiện nay, Vovinam đã hiện diện ở trên 50 quốc gia và chúng ta có thể làm nhiều hơn thế nữa…
* Anh học võ từ sớm có phải do cha mẹ lựa chọn?
- Đúng là có ảnh hưởng của gia đình vì cả họ ngoại nhà tôi đều giỏi võ. Nhờ có võ, tôi tự tin rằng không ai bắt nạt được mình. Người học võ thường phải trải qua thời gian luyện tập gian khổ, thậm chí nhiều đau đớn về thể xác, nên những khó khăn trong cuộc sống đối với họ sẽ nhẹ nhàng hơn. Người có học võ là một lợi thế, vì võ đạo giúp chúng ta giữ bình tĩnh và có sự tập trung tốt hơn.
Cả nhà tôi theo võ cổ truyền, riêng tôi lại học Vovinam. Đây là “hậu quả” của việc nghe theo bạn bè nhưng lại là một may mắn. Vì Vovinam được phát triển từ tinh hoa của võ và vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những gì độc đáo của các môn phái võ thuật khác. Người sáng lập đã đưa ra Vovinam với chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Võ sinh Vovinam thường được rèn luyện về phần “đạo” rất nghiêm khắc, nên họ hiếm khi tỏ ra cao ngạo hay gây ra điều tiếng ảnh hưởng đến môn phái.
* Ngoài vị trí cao trong Liên đoàn Vovinam, anh còn được nhiều người biết đến là một “ông nghị” với những phát ngôn thẳng thắn như: “Giao thương với Trung Quốc, chúng ta đang mặc cái “áo giáp rách” và cái áo này ngày càng rách hơn”… Anh nghĩ sao về ý kiến cho rằng người làm kinh doanh như anh thường tránh tham gia chính trường?
- Đúng là người làm kinh doanh thường không thích tham gia chính trường. Tôi cũng không cho việc góp tiếng nói đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam tốt đẹp hơn là làm chính trị. Những phát biểu của tôi trước quốc hội khá quyết liệt, nhưng đó là tiếng nói mang tính đóng góp, xây dựng chứ không đả kích, chống đối ai cả.
* Vậy tại sao anh không tiếp tục sau hai nhiệm kỳ?
- Vì việc này mất quá nhiều thời gian nếu làm nghiêm túc. Tôi cần có đủ thời gian cho việc của U&I. Hơn nữa, ngoài tiếng nói của tôi thì còn rất nhiều tiếng nói có giá trị khác trong cộng đồng doanh nghiệp. Nếu cứ nghe mãi một tiếng nói của tôi thì thật là nhàm chán!
Còn tiếng nói của người chồng, người cha trong gia đình thì sao?
- Ở nhà vợ tôi là sếp. Tôi may mắn có được một người phụ nữ hết lòng với chồng con lẫn hai bên gia đình. Cả đời tôi hầu như chỉ có hai việc chính là đi học và đi làm. Việc nuôi dạy con cũng do vợ tôi đảm nhiệm là chính. Mà ngay cả việc này vợ tôi cũng đảm đương quá tốt nên tôi cũng không phải giải quyết vấn đề nào nghiêm trọng của con cái cả.
* Anh từng nói đời anh có rất nhiều may mắn, vậy ngoài may mắn lấy vợ đảm đang và chu đáo, anh còn có những may mắn nào khác?
- May mắn nữa là khi còn trẻ, tôi vừa được đi làm kiếm tiền, vừa được đi học. Thời tôi còn là sinh viên ngoại ngữ năm thứ ba, do hoàn cảnh khó khăn nên tôi phải bỏ học giữa chừng để đi làm. Tôi được tuyển dụng làm thông dịch viên cho Công ty Xuất nhập khẩu Sông Bé. Sau đó, tôi được tạo điều kiện đi học vào buổi tối. Việc vừa học vừa làm không mấy khó khăn, tôi nghĩ ai cũng làm được, không chỉ riêng tôi.
* Được biết, từng nhận được học bổng Eisenhower, anh đã học được gì về các chính sách kinh tế độc lập và chính sách nông nghiệp của Mỹ?
- Tôi quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn. Điều gì đã giúp cho nông nghiệp Mỹ với 1,5% dân số mà thừa sức nuôi cả đất nước đồng thời vẫn còn “dư” để xuất khẩu khắp thế giới với giá trị cạnh tranh cao dù phải chịu chi phí vận chuyển rất lớn. Từ đó, tôi mãi trăn trở về nông nghiệp Việt Nam. Chúng ta có nhiều lợi thế, vì sao không thể phát triển? Tôi cũng có tham gia đầu tư vào nông nghiệp, từ những kinh nghiệm góp nhặt được trong những năm qua…
* Mô hình nông nghiệp anh đang đầu tư là gì? Anh nói anh đang kinh doanh xuất khẩu chuối, xin anh chia sẻ nhiều hơn về việc này?
- Chúng tôi cố gắng thử nghiệm vài mô hình sản xuất nông nghiệp bằng ứng dụng công nghệ trên quy mô lớn, tổng diện tích đang triển khai của chúng tôi khoảng 2.000ha. Chúng tôi là đối tác độc quyền của Dole, công ty chuối lớn nhất thế giới, nên việc trồng và xuất khẩu chuối là đương nhiên.
* Vậy lần cả nước “giải cứu” chuối, anh có tham gia không?
- Khi chiến dịch “giải cứu” chuối diễn ra ở Đồng Nai, tôi rất muốn giúp nông dân, nhưng không mua được trái chuối nào cả, vì họ canh tác nhỏ lẻ, chất lượng không bảo đảm. Giải pháp của tôi không phải giúp từng người nông dân nhỏ lẻ sống trên mảnh ruộng của mình. Điểm bất lợi của các vùng trồng chuối tại Việt Nam là không có diện tích đủ lớn, nên không thể áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiệu quả để có đủ khả năng cạnh tranh được. Nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều lợi thế, nhưng nếu chúng ta không tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp được thì mãi mãi chúng ta không thể cạnh tranh với Mỹ hay bất cứ thị trường nào trên thế giới.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét